Google cập nhật Google Penguin - Thuật toán chim cánh cụt
Vào ngày 26/07/2012, trên website SearchEngineLand.com có cập nhật bài viết với tiêu đề The Penguin Update: Google’s Webspam Algorithm Gets Official Name. Như vậy, thuật toán mới năm nay dành cho việc chống các webspam đã được Google đặt tên và lấy tên một con vật mới là chim cánh cụt Google Penguin. Có vẻ thuật toán này mang tính bao quát hơn về các tiêu chí webspam so với chú gấu trúc Google Panda là đánh vào các nội dung farm, theo tiêu chí ban đầu mà Google đưa ra.
Thuật toán này cập nhật những gì?
Nếu như bạn không quen thuộc với các dạng cập nhật này, Danny Sullivan khuyên bạn nên đọc bài Why Google Panda Is More A Ranking Factor Than Algorithm Update (tại sao Google Panda có vẻ như là một tiêu chí hơn là một thuật toán) gửi hồi năm trước. Bài viết đó giải thích cho việc sử dụng những thuật toán khác nhau để sắp xếp thứ hạng các trang web.
Nói tóm lại, đây là những cập nhật mang tính định kỳ. Năm trước khi Google Panda ra đời và viêc không tìm hiểu kỹ những cập nhật này đã khiến cho nhiều người làm SEO nhầm lẫn về hoạt động của nó. Google Panda chỉ hoạt động mang tính định kỳ và cập nhật vào một thời điểm nào đó, thường hay rơi vào ngày thứ 6 trong tuần (không phải ngày thứ 6 nào cũng vậy). Tóm lại là nó không phải chạy liên tục như các tiêu chí khác khi Google tiến hành quá trình Index mà là chỉ thỉnh thoảng mới được cập nhật.
Việc hiểu rõ cách hoạt động của những cập nhật này sẽ giúp cho bạn dễ dàng phân biệt được hơn website của bạn bị rớt hạng là do Google Panda hay do những tiêu chí khác, và bây giờ là Google Penguin. Do sự nhầm lẫn về cách thức hoạt động mà mỗi khi website bị rớt hạng các webmaster thường hay đổ lỗi cho Google Panda mặc dù nó chưa được cập nhật.
Đối với những cập nhật này thì có lúc có nhiều thay đổi và biến động lớn, có lúc rất khó để nhận ra.
Ai đặt tên cho những cập nhật này?
Google cũng định kỳ tạo ra những thuật toán mới. Với những thuật toán mới này Google đều gán cho nó một cái tên cho dễ nhớ, ví dụ như cập nhật thuật toán Vince vào năm 2009. Cũng có những lúc Google không đặt tên và các webmaster cũng tự động đặt tên cho nó, điển hình là trên trang cộng đồng Webmaster đặt tên với thuật toán là Mayday update vào năm 2010.
Cũng giống như Google Panda, ngay khi thuật toán vừa ra đời cũng không có tên mà sau khi triển khai vận hành rồi thì mới đặt tên cho nó. Như ngay khi được cập nhật thuật toán, trong thông báo của mình Google cũng không dùng tên là Google Penguin mà chỉ nói về tác động của thuật toán.
Đầu năm 2011, khi thuật toán Google Panda được cập nhật lần đầu tiên. Google không nói tên gọi của nó mà chỉ sử dụng tên gọi đó trong nội bộ Google. Danny Sullivan biết tên gọi này nhưng vì bảo mật thông tin và không nói ra. Ông đã tự đặt cho nó một cái tên là Farmer, một phần là bởi vì thuật toán này đánh vào các nội dung kém chất lượng được tạo ra cho mục đích đẩy thứ hạng từ khóa trên trang kết quả tìm kiếm.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển thuật toán, Google không muốn thuật toán này chỉ đánh vào các website kém chất lượng được tạo ra nhằm mục đích đẩy thứ hạng cho website chính nào đó. Mà là đánh vào tất cả các nội dung kém chất lượng khác nên lấy tên là Google Panda cho dễ phân biệt.
Lời chào đến chú chim cánh cụt Google Penguin
Từ Google Panda, Google đã tránh không đặt tên cho các thuật toán. Như hồi tháng 01/2012 vừa rồi, Google cập nhật thuật toán xử phạt các website đặt quá nhiều quảng cáo và đặt tên là “page layout algorithm“. Khi mà Penguin được cập nhật đầu tuần này, nó được gọi là “webspam algorithm update”.
Bởi vì Google không đặt tên cho thuật toán này, nên các chuyên gia đã làm cuộc bình chọn cho việc đặt tên trên Google+ và Facebook, và cái tên cuối cùng được chọn là Titanic. Và vì thế nên có lẽ Google muốn tự đặt tên cho sản phẩm của mình nên đã ra xác nhận đặt tên cho thuật toán này là Google Penguin.
www.vietsol.net
* Nếu bạn muốn thảo luận hay thắc mắc về các vấn đề liên quan, xin vui lòng vào bài viết trên blog của tác giả và gửi bình luận.