Cơ hội bán hàng, có nên sử dụng chiến thuật để tìm kiếm?
Để giữ chân khách hàng cũ và thúc đẩy mối quan hệ thân thiết với khách hàng tiềm năng, các doanh nghiệp thường sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau để tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, tiếp thị hình ảnh thương hiệu của công ty và cả sản phẩm của mình một cách tốt nhất đến người dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm tốt những điều này trước một thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt và cả thị hiếu tiêu dùng luôn luôn thay đổi của khách hàng. Vậy, làm cách nào để tìm lấy cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp mình, chúng tôi xin đưa ra một số chiến thuật tìm kiếm chúng để quý bạn đọc giả có nhu cầu tham khảo.
Thiết lập marketing cho khách hàng mục tiêu
Tuy có một vài sản phẩm có thể được tất cả mọi người sử dụng được song vẫn có một bộ phận yêu thích chúng hơn cả. Và đa số hiện nay, các loại hàng hóa được đưa ra đều hướng đến một bộ phận trong cộng đồng để có thể chăm sóc tốt hơn. Chính vì thế mà doanh nghiệp cần xác được đặc điểm của sản phẩm, từ đó xây dựng ma trận marketing riêng biệt cho khách hàng mục tiêu của mình dựa trên tâm lý, đặc điểm mua sản phẩm của mọi người để có thể đánh trực tiếp vào nhu cầu/khơi gợi nhu cầu của họ. Ngoài ra, tìm hiểu phương thức tiếp cận của các đối thủ cạnh tranh trong ngành để đưa ra chiến lược tối ưu hơn cũng là điều vô cùng cần thiết.
Lựa chọn thời điểm cung cấp thông tin cho khách hàng
Phần lớn các doanh nghiệp đều có đội ngũ chăm sóc khách hàng để liên lạc, giới thiệu sản phẩm hay nhận những ý kiến phản hồi để nâng cao chất lượng sản phẩm trong tương lai. Và một trong các lý do tạo nên thành công trong việc duy trì cách thức này chính là đúng người, đúng lúc. Nên lựa chọn những khung giờ hành chính và tránh các thời điểm nhạy cảm như ban đêm, rạng sáng để liên lạc với khách hàng. Và trước khi thực hiện điều này, doanh nghiệp cần tìm hiểu profile của họ xem với giới tính, đặc điểm nghề nghiệp, độ tuổi,… này có phù hợp với sản phẩm của mình hay không. Sau khi đã tiếp cận được với khách hàng, nên thoải mái trao đổi thay vì cung cấp hàng loạt thông tin làm khách hàng choáng ngợp và muốn “chia tay sớm”.
Khách hàng là thượng đế, luôn lắng nghe, thấu hiểu và cung cấp những yêu cầu mà họ đưa ra.
Dựa trên thói quen mua hàng của khách hàng, lập biểu đồ chu kỳ, chăm sóc theo từng giai đoạn trước đó để vừa nhắc nhở vừa tạo cảm giác tin cậy cho người dùng.
Những sự kiện quan trọng liên quan, những chính sách hậu mãi,… nhất định đừng quên khách hàng của mình.
Phân khúc thị trường khách hàng để có thể tìm kiếm cơ hội bán hàng một cách hiệu quả
Thông thường đối với bất kỳ sản phẩm nào cũng đều có 3 đối tượng khách hàng cơ bản:
Nhóm sẵn sàng mua hàng, đây là nhóm tạo ra những cơ hội để doanh nghiệp đẩy mạnh doanh thu của mình thông qua việc bán sản phẩm.
Nhóm chủ động mua hàng là số lượng người đã có nhu cầu, đang tìm hiểu để chuyển sang nhóm đầu tiên.
Nhóm khách hàng thụ động, tức là họ vẫn có nhu cầu song chưa cần thiết, nếu bạn tiếp cận và làm họ hài lòng thì họ sẽ nhanh chóng chuyển thành nhóm 2 và nhóm 1.
Do vậy, doanh nghiệp nên phân khúc từng đối tượng khách hàng theo từng nhóm để có chiến lược tiếp cận và quảng bá một cách hiệu quả hơn.
Nhạt